Bạn đang mong muốn tìm hiểu và chọn đồ dùng, nội thất từ gỗ lim? Sau đây chúng tôi sẽ giới thieu

1. Gỗ lim là gì?

Gỗ lim là dòng gỗ quý thuộc nhóm II theo bảng phân loại gỗ tiêu chuẩn của Việt Nam. Tên khoa học của cây gỗ lim là Erythrophleum fordii, họ Fabaceae, chi Erythrophleum.
Gỗ lim là một trong 4 loại gỗ quý thuộc nhóm tứ thiết gồm: đinh, lim, sến và táu – là loại gỗ có độ bền cao, chất gỗ chắc chắn và cứng.

Cây gỗ lim trưởng thành có chiều cao từ 20m đến 30m, thân cây thẳng đứng, vỏ nâu, thân gỗ cũng màu nâu. Gỗ có khả năng chịu lực nén tốt, vân gỗ dạng xoắn.

Cây gỗ lim thường sinh trưởng tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh các dòng gỗ lim có nguồn gốc từ Việt Nam, hiện nay có nhiều loại gỗ lim thương phẩm nhập khẩu như gỗ lim Lào, gỗ lim Nam Phi, gỗ lim Ghana,… đáp ứng nhu cầu thị trường

2. Đặc điểm nhận biết gỗ lim

Những đặc điểm dễ nhận biết của cây gỗ lim bao gồm:

Thân gỗ màu nâu thẫm.
Vân gỗ xoắn đẹp.
Nếu gỗ để lâu hoặc ngâm bùn có màu đen.
Gỗ lim có mùi hắc, mùn cưa gỗ có thể gây dị ứng nếu hít phải (biểu hiện là hắt hơi liên tục kèm cảm giác khó chịu).
Khả năng chịu lực tốt, rắn chắc, bền bỉ.
Khi phân biệt gỗ lim với những dòng gỗ khác, bạn có thể sử dụng những cách sau:

Nhận biết qua mùi hương: mùi gỗ lim hơi hắc, khác biệt hẳn với những dòng gỗ khác
Nhận biết qua trọng lượng: gỗ lim là loại gỗ nặng nhất trong các dòng gỗ quý. Lưu ý khi chọn nên xem xét đó là gỗ tươi hay khô để đánh giá trọng lượng gỗ tốt nhất.
Ngâm gỗ lim vào nước vôi trong: một mẹo dân gian là dùng một ít nước vôi trong bôi lên bề mặt gỗ chưa sơn. Sau khoảng một giờ nếu bề mặt gỗ chuyển sang màu sắc thâm đen thì chính là gỗ lim đích thực.

3. Ưu điểm và nhược điểm của gỗ lim

Ưu điểm của gỗ lim

Là loại gỗ rất tốt, tuổi thọ cao đến trăm năm.
Vân gỗ xoắn đẹp.
Thớ gỗ nặng, cứng và chắc.
Chống mối mọt tuyệt đối.
Bám sơn tốt, bền màu.
Bám đinh tốt nhờ chất gỗ đặc và chắc.
Không biến dạng, nứt nẻ hay cong vênh do thời tiết.
Có kết cấu chịu lực cao.

Nhược điểm của gỗ lim

Gỗ lim chống mối mọt tốt nhưng không chịu được ẩm. Do đó, trước khi sử dụng gỗ cần được xử lý chống ẩm tốt.
Giá thành cao, lượng gỗ ngày càng khan hiếm.
Trọng lượng gỗ rất nặng gây khó khăn khi vận chuyển và thi công.

4. Công dụng của gỗ lim

Xưa kia, gỗ lim được dùng nhiều trong các kiến trúc như nhà ở, đình, chùa,… nhờ đặc tính bền, chắc, cứng, khoẻ. Theo thời gian, nhiều công trình bị tàn phá nhưng gỗ lim có khả năng tái sử dụng cao.

Thêm vào đó, gỗ lim có mùi hắc, dễ gây dị ứng nên thường được ứng dụng để làm cổng, cửa, tay vịn, cầu thang, sàn nhà, cột, kèo,… hơn là sử dụng để chế tác thành nội thất, đặc biệt là giường ngủ.

Tuy nhiên, bởi các ưu điểm vượt trội, dòng gỗ này vẫn được sử dụng trong các công trình như đóng tàu thuyền hay làm cầu, cống,… Đặc biệt, trong gia đình, gỗ lim vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng làm thành tủ – kệ, bàn ghế, tủ thờ, bàn thờ,…

5.Ứng dụng của gỗ lim trong thi công công trình

 Sau đây là một số hình ảnh tham khảo về những ứng dụng của gỗ lim trong thi công như: cổng gỗ lim, cửa gỗ lim, cầu thang và sàn từ gỗ lim,…

Cửa gỗ lim 4 cánh theo lối tân cổ điển bền bỉ cùng thời gian với ngôi nhà

Những thiết kế cửa chính 2 cánh từ gỗ lim đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng cho căn hộ

 Bộ bàn ghế truyền thống từ gỗ lim chạm trổ tinh xảo là niềm tự hào của nhiều gia chủ khi đón khách

Cầu thang xoắn từ gỗ lim với màu sắc giữ nguyên vẻ đẹp độc bản ấn tượng

Với đặc tính cứng, bền, chống chịu thời tiết tốt, gỗ lim làm vật liệu ốp ngoài trời hoàn hảo cho các căn nhà hiện đại.

Cầu thang với mặt bậc và tay vịn từ gỗ lim chắc chắn, an toàn

Sàn gỗ Lim Nam Phi

Trên đây là thông tin về gỗ lim cùng ứng dụng của chúng trong thi công nội thất và ngoại thất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn chất liệu gỗ phù hợp cho công trình.