Bên cạnh những dòng gỗ tự nhiên phổ biến hiện nay đó là gỗ gõ đỏ, gỗ xoan đào, gỗ chiu liu… Thì gỗ tếch (Teak) cũng ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến để đóng nội thất. Với những người không chuyên về gỗ thì chắc chắn sẽ ít biết đến loại gỗ này. Hãy cùng nhau tìm hiểu về gỗ tếch là gì qua bài viết dưới đây để biết nhé!
1. Gỗ tếch (teak) là gì
Gỗ tếch (Teak) là một trong các loại gỗ tự nhiên được đánh giá cao với chất lượng tốt và độ bền lau dài khi sử dụng. Gỗ tếch được sử dụng trong các ngành xây dựng, nội thất hơn 150 năm qua. Các món đồ nội thất trong nhà và ngoài trời thường có giá trị kinh tế cao.
Gỗ tếch có tên khoa học Tectona grandis, chúng còn gọi là gỗ giá tỵ (có nơi còn gọi là gỗ Báng Súng), dân gian thì đọc là gỗ tếch. Gỗ teak được xếp vào loại gỗ nhóm III trong xếp hạng nhóm gỗ ở Việt Nam. Thuộc dòng gỗ có trọng lượng nhẹ, mềm nhưng sức bền của loại gỗ này rất cao. Cây gỗ Teak sinh trưởng ở những khu vực có diện tích rừng nhiệt đới lớn như các nước: Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Philippin, Ấn Độ…
1.1 Đặc điểm của gỗ Teak
Quan sát bề ngoài chúng ta thấy vỏ cây gỗ tếch có màu xám vàng, nứt dọc thân cây thành những vảy nhỏ, dài và hẹp. Cành non có phù lông hình sao, màu nâu gỉ sắt. Hình dáng lá trái xoan, đỉnh nhọn, gốc men trên cuống, mặt trên lá nhẵn còn mặt dưới của lá phủ lông hình sao màu vàng nhạt. Lá cây dài khoảng 20-60cm, rộng khoảng 20-40cm. Cuống lá cây dài 2.5 – 5cm, có lông. Gỗ có màu vàng sẫm hoặc hơi nâu.
Cây gỗ teak là loại thực vật rất ưa sáng, chịu lạnh kém, sinh trưởng phù hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây gỗ tếch còn có khả năng chịu được lửa cháy rừng và hiếm khi sâu bệnh. Lá cây gỗ tếch thường rụng vào mùa khô. Bắt đầu từ tháng 5 – 6, 7 – 8 hàng năm là mùa cây ra hoa cho đến tháng 11 – 12, 12 – 1 là thời điểm cây kết trái.
Gỗ teck Lào vừa khai thác xong
1.2 Tóm tắt đặc điểm sinh học của gỗ tếch
- Gỗ teak thuộc dòng cây rụng lá, gỗ có vẻ ngoài màu xám, hơi vàng, nứt dọc theo chiều dài cây tạo thành vảy dài, hẹp và thịt vỏ có xơ.
- Cây Teak ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, khả năng chịu lạnh của cây kém.
- Đây là loại cây ưa sáng hoàn toàn từ khi còn non. Khả năng tái sinh chồi và hạt vô cùng tốt.
- Lá cây có hình trái xoan, đỉnh lá nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông phủ hình sao màu vàng nhạt.
- Hoa mọc thành cụm lớn, hình như cái chùy. Quả có hình quả trứng ngược hoặc gần giống hình tròn. Cành non có phủ lông hình sao, màu gỉ sắt.
- Gốc cây có rãnh và bạnh ra trông rất gồ ghề.
- Lá cây gỗ tếch rụng vào mùa khô, và vào tháng 5 – 6, 7 – 8 hàng năm thì cây ra hoa. Vào các tháng 11 – 12, 12 – 1 là thời điểm cây kết trái.
- Vòng năm của cây gỗ teak rễ nhận thấy. Gỗ muộn mạch sẽ hơi thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa.
- Cây còn có khả năng chịu được lửa cháy rừng và hiếm khi sâu bệnh.
- Cây gỗ Teak phát triển khá nhanh, có chiều cao trung bình từ 30 m – 50m, đường kính khoảng 60-80m (tùy thuộc vào điều kiện môi trường đất, khí hậu và độ tuổi của cây). Chỉ sau 5 năm trồng, cây có thể cao đến 13cm, đường kính khoảng 10cm. Và sau 20 năm, cây có thể cao đến 21m, đường kính khoảng 23cm, sau thời điểm này về sau, cây sẽ có tốc độ phát triển càng chậm. Tuổi thọ trung bình của cây gỗ Teak khoảng 80 năm.
1.3 Đặc tính của gỗ tếch
Gỗ Teak có màu vàng sẫm hoặc ngả xám hơi nâu. Thớ gỗ to nhưng mịn màng, không cong vênh, nứt nẻ trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Gỗ có khả năng chịu được nước tốt nên thường đước kiến trúc sư sử dụng có các công trình ngoài trời.
Thân cây có chứa các loại dầu tự nhiên với nồng độ cao, nên có thể đẩy lùi côn trùng, nấm mốc phá hoại. Gỗ Teak rất dẻo dai, có thể uốn cong dễ dàng, và khả năng chịu lực tốt. Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,7. Lực kéo ngang thớ 32 kg/cm², lực nén dọc thớ 471 kg/cm², oằn 1.253 kg/cm². Thuộc nhóm gỗ quý có giá trị kinh tế cao, kết cấu tốt, vân gỗ đẹp.
2. Ưu nhược điểm của Gỗ Tếch
Giống như bất cứ dòng gỗ nào khác đang được ứng dụng sản xuất trong nghành công nghiệp chế biến gỗ. Gỗ teak có những ưu nhược điểm riêng để giúp chúng ta hiểu gỗ teak là gỗ gì cũng như việc phân biệt loại gỗ này với các loại khác.
2.1 Ưu điểm
- Được đánh giá là nhóm gỗ quý có giá trị kinh tế cao.
- Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài
- Khả năng thích nghi cực tốt cũng như việc chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt, biến động.
- Có thể sử dụng lâu dài với tuổi thọ cao.
- Chống mối mọt, côn trùng côn trùng.
- Bề mặt gỗ có thể vệ sinh dễ dàng
- Dẻo dai, không co ngót, hạn chế giãn nở, chống nấm mốc, chịu lực tốt
- Sử dụng càng lâu càng đẹp
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, gỗ Teak vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Giá thành cao so với các loại gỗ công nghiệp và nhiều loại gỗ tự nhiên thông thường
- Khả năng chống trầy xước có phần hạn chế hơn một số loại gỗ tự nhiên khác
3. Ứng dụng của gỗ tếch
Với những ưu điểm vượt trội và nhược điểm của gỗ Teak, thì gỗ Teak được ứng dụng để chế biến các sản phẩm như:
3.1 Báng súng gỗ teak
Do có ưu điểm là độ bền cao và chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, nên gỗ Teak được sử dụng để làm bánh súng, điều này sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của vũ khí.
3.2 Đóng du thuyền
Với ưu điểm nổi bật của gỗ Teak là có khả năng chịu được nước mặn tốt. Nên gỗ Teak được sử dụng để đóng du thuyền.
3.3 Đóng nội thất
Sử dụng để làm các món đồ nội thất trong nhà như: cửa gỗ tếch, sàn gỗ, bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo… Gỗ Teak có màu sắc tươi sáng và các đường vân khá đẹp. Với ưu điểm này nên gỗ Teak được ứng dụng để làm nội thất trong gia đình rất nhiều. Đặc biệt, gỗ Teak có đặc điểm ưu việt là không bị biến dạng và cong vênh sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy, nó được sử dụng làm sàn gỗ để lót sàn trong nhà và ngoài trời rất nhiều.
3.4 Sàn gỗ tếch
Qua quá trình tẩm sấy đạt độ ẩm từ 8% – 14% nước, được sơn UV chống trầy xước để bảo quản. Sàn gỗ Teak vẫn giữ nguyên được những đặc tính quý của gỗ Teak như: độ ổn định cao, khả năng chống chịu nước, sâu bệnh và mối mọt cao, và cho màu sắc đẹp hiện đại cho các không gian.
4. Giá gỗ teak
Trên hị trường hiện nay thì gỗ Teak chủ yếu bao gồm: gỗ Teak Lào và gỗ Teak Nam Phi. Cũng là thuộc gỗ Teak, nhưng do nguồn gốc gỗ khác nhau, nên hai loại gỗ này cũng có những đặc điểm khác biệt riêng.
4.1 Giá gỗ teak Lào
Gỗ teak Lào thường được đánh giá cao hơn với những đặc điểm như vân gỗ nhỏ hơn, cứng hơn, sau thời gian sử dụng màu có biến đổi nhưng không bị tối. Và đặc biệt là mật độ mắt gỗ cũng ít hơn, nên loại tếch Lào này được người Việt ưa chuộng hơn.
4.2 Giá gỗ teak Nam Phi
Còn đối với gỗ teak Nam Phi thì lại có đặc điểm là vân gỗ lớn hơn, tôm to rộng, mềm và nhẹ hơn. Và sau một thời gian sử dụng, gỗ teak Nam Phi bị xuống màu và tối hơn. Nên loại gỗ này thường rẻ hơn sàn gỗ Teak Lào, và kén người dùng hơn.
Giá gỗ Teak được quy định bởi nhiều yếu tố. Cụ thể như tuổi đời của gỗ, hệ thống vân gỗ hay chính sách giá của nhà sản xuất. Do đó, khi tham khảo giữa các đơn vị phân phối khác nhau. Chắc chắn chúng ta sẽ có những băn khoăn nhất định. Không chỉ vấn đề gỗ Teak là gỗ gì mà còn về giá gỗ Teak. Để có được thông tin chi tiết và chính xác nhất về giá gỗ Teak. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng theo số 0932 12 15 19 nhé!