Từ xa xưa, gỗ lim đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Đây là loại gỗ có rất nhiều ứng dụng như: làm cửa, bàn ghế, tủ, phản, trần nhà, cầu thang,… Và các bộ phận cấu trúc trong các công trình nhà gỗ cổ truyền. Dòng gỗ này có đặc tính rất quý nữa là hầu như không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết. Vì vậy sản phẩm nội thất từ gỗ rất được ưa chuộng và nổi tiếng từ xưa đến nay mà không mất đi giá trị.
Tìm hiểu đặc điểm sinh học của gỗ Lim
Gỗ lim thuộc một trong 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam: gỗ Đinh, gỗ Lim, gỗ Sến và gỗ Táu. Sau đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn chi tiết hơn về đặc điểm của dòng gỗ lim.
Đặc điểm sinh học
Gỗ lim là tên gọi khái quát để chỉ một nhóm các sản phẩm gỗ làm từ một số loài lim như lim xanh, lim xẹt (lim vang), hoặc các giống lim phẩm nhập khẩu như lim Lào, lim Nam Phi, lim Ghana v.v.
- Thuộc họ Fabaceae
- Chi Erythrophleum
Lim thuộc giống thực vật gỗ lớn. Một cây trưởng thành có thể cao đến 30m. Là loài cây gỗ rất cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt tấn công. Chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm, lim có khả năng chịu lực nén rất tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
Cách nhận biết
Gỗ lim là loại gỗ có mùi rất hắc, gây dị ứng cho mũi đặc biệt là loài lim thuộc khu vực Tây Nguyên và gỗ Lim Lào. trong quá trình tiếp xúc khi chế biến gỗ người thợ hay bị dị ứng hắt hơi hoặc mẩn ngứa. Bởi loại gỗ này rất cứng nên khi cưa, mạt gỗ thường rất nhỏ nhưng lại rất sắc. Chúng bay lơ lửng trong không khí gây ra các hiện tượng trên.
Ngoài ra vẫn còn 1 cách nhận biết. Lấy một ít nước vôi trong đổ lên bề mặt của gỗ lim chưa sơn. Nếu sau 1 tiếng gỗ chuyển thành màu đen thâm đen thì bạn có thể yên tâm. Vì là loại gỗ quý và hạn chế tối đa việc mất thẩm mỹ cho sản phẩm sau này thì chỉ nên thử trên một diện tích nhỏ của gỗ.
Phân nhóm của gỗ lim
Trong bảng phân chia nhóm gỗ của Việt Nam gỗ lim thuộc nhóm 2 – nhóm gỗ quý hiếm cùng nhóm với gỗ căm xe. Như ta đã biết, ông cha ta cho rằng gỗ lim nằm trong nhóm tứ thiết. Chứng minh được rằng dòng gỗ này có chất lượng tốt và ứng dụng cao trong cuộc sống hằng ngày. Gỗ lim có khối lượng nặng nhất trong các loại gỗ. Vì vậy các sản phẩm gỗ lim lúc bưng bê rất nặng.
Phân loại gỗ lim có mấy loại
Trên thị trường gỗ tại Việt Nam gỗ lim có khá nhiều loại. Chúng thường được đặt tên theo khu vực địa lý mà loại gỗ đó được khai thác như: lim xẹt, lim Lào, lim xanh, lim Nam Phi,…. Dưới đây là các loại gỗ lim phổ biến:
Gỗ lim Lào, Việt Nam, Campuchia
Gỗ lim Lào khá được ưa chuộng với chất lượng gỗ tuyệt hảo. Tuy nhiên hiện nay nó đang rất khan hiếm do chính sách siết chặt của quốc gia Lào. Ba nước Đông Dương là Lào, Việt Nam và Campuchia đều thích hợp cho gỗ lim sinh trưởng. Do điều kiện khí hậu giống nhau nên gỗ lim tại 3 nước đều có phẩm chất khá tương đồng. 3 dòng gỗ này thường được giới sành gỗ săn đón và yêu thích để đóng nội thất. Chính vì thế, gỗ lim thuộc 3 nước này ngày càng khan hiếm. Việc này cũng dẫn đến giá của chúng khá cao và không phải lúc nào cũng có sẵn để mua.
Gỗ lim châu Phi
Gỗ Lim châu Phi là loại gỗ được nhập khẩu về từ các nước như Congo, Nam Phi… Chúng đều là họ Fabaceae, chi Erythrophleum, thuộc loài Erythrophleum fordii. Việc nhập khẩu gỗ lim từ các nước Châu Phi đã giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận được chúng nếu ta thực sự yêu thích những sản phẩm đến từ dòng gỗ này. Một số loại lim châu Phi cơ bản:
- Lim Congo: được khai thác tại Congo
- Lim Tali hay lim Nam Phi được khai thác tại Nam Phi
- Lim Okan là họ hàng với lim Tali xất xứ tại Nam Phi
Nên chọn loại gỗ lim Lào hay Nam Phi
Khi đến với xưởng mộc của chúng tôi, khách hàng đưa ra rất nhiều thắc mắc, nhưng điểm chung đều hỏi về vấn đề này. Mỗi dòng sẽ có những lợi ích riêng của nó. Tuy nhiên sẽ có một số so sánh sau.
- Có 1 điểm nổi bật của lim Nam Phi là gỗ thường có đường kính rất lớn. Điều này thíc hợp cho việc gia công những sản phẩm nội thất mà không phải ghép ván. Rất hữu ích trong việc sản xuất cửa gỗ mặt tiền, làm sập hay bàn ghế nguyên khối. Xét cho cùng với lợi thế về giá cả, gỗ Lim Nam Phi đang là 1 đối thủ đáng gờm. Chúng tạo ra sự đa dạng và nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng hiện nay.
- Khi xét về tỉ trọng thì gỗ thì gỗ lim Nam Phi nhẹ hơn gỗ lim Lào. Thêm vào đó là theo kinh nghiệm và đánh giá từ các đơn vị sản xuất gỗ lâu năm. Thì lim Lào có độ ổn định và khả năng chịu lực tốt hơn hơn lim Nam Phi rất nhiều. Đặc biệt và độ phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam, gỗ lim Lào không có đối thủ.
Để trả lời cho cây hỏi trên, khách hàng cần biết nhu cầu và mục đích cho sản phẫm gỗ mà mình muốn. Với sự so sánh trên họ sẽ tự có sự lựa chọn cho riêng mình.
Ứng dụng của gỗ lim trong sản xuất cửa gỗ tự nhiên
Nhờ những đặc tính cứng và chắc của mình, ưu điểm lớn nhất là không bị biến dạng cong vênh do thời tiết. Cho nên từ xưa đến nay gỗ Lim vẫn được yêu thích để làm kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc nhà gỗ: cột, kèo, ba ba bốn sáu, khung bao cửa gỗ , nhà gỗ,… Hay các sản phẩm gỗ như bàn ghế, giường, tủ,… Đặc biệt ngày nay các dòng cửa gỗ tự nhiên làm từ gỗ lim nhất là lim Nam Phi đang rất được ưa chuộng. Từ cửa gỗ mặt tiền đẹp đến các loại cửa thông phòng, cửa gỗ lim đều đảm bảo được công năng của nó.
Cửa gỗ mặt tiền
Vì dòng gỗ này có cấu trúc rất chắc chắn nên thích hợp làm cửa gỗ. Nhất là cửa gỗ mặt tiền cần khả năng chịu lực và chịu được tác động từ bên ngoài. Ngoài ra ngày nay gỗ lim nổi trội hơn các loại cửa gỗ khác đó là nhờ vân gỗ khá đẹp, bản gỗ lớn. Cửa mặt tiền gỗ lim có thể là cửa 4 cánh hoặc 2 cánh tùy theo nhu cầu và kích thước của căn nhà.
Cửa gỗ mặt tiền 2 cánh làm bằng gỗ lim rất được ưa chuộng cho những căn biệt thự hay những căn nhà có không gian tương đối lớn. Ngoài việc tạo cho không gian cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Mà với chất liệu gỗ quý, vân gỗ đẹp giúp tạo lên cánh cửa mặt tiền sang trọng và đẳng cấp cho tổng thể ngôi nhà.
Loại cửa gỗ lim này thường được sử dụng nhiều ở những ngôi nhà có diện tích lớn hơn, hay sửa dụng làm cửa sân vườn, khách sạn cũng rất tốt. Cánh cửa 4 cánh cũng giúp tăng khả năng lấy ảnh sáng tự nhiên tốt hơn cho căn nhà.
Cửa phòng
Sản phẩm cửa phòng đặc biết là cửa phòng ngủ bằng gỗ lim luôn cho cảm giác ấm cúng về mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Khả năng cách âm tốt giúp cho căn phòng trở nên riêng tư và kín đáo hơn.
Cùng với các màu sắc đặc trưng được mang đến từ những đường vân gỗ rõ nét hiển hiện trên từng thớ gỗ. Những thiết kế cửa từ đơn giản nhất đến cầu kì nhất vẫn mang đến cho không gian ngôi nhà một nét đẹp tự nhiên.
Các gia chủ có niềm yêu thích với phong cách kiến trúc tân cổ điển càng không thể bỏ qua những mẫu cửa gỗ lim mang thiết kế tân cổ điển. Những đường nét chạm trổ trên những pano cửa hay cả nẹp chỉ viền và nóc cửa. Tất cả đều khoác nên mình những nét hoa văn tinh xảo, cầu kì qua bàn tay của người thợ mộc.
> Tham khảo thêm một số mẫu cửa gỗ tự nhiên khác:
Đơn vị sản xuất cửa gỗ lim tại Tp HCM
Ở khu vực miền Nam, khu vực TpHCM để lựa chọn ra xưởng mộc thì có không khó. Tuy nhiên để chọn được một xưởng chuyên 1 vài loại gỗ như gỗ lim thì tương đối khó. Nếu có nhu cầu quý khách có thể liên hệ với chúng tôi. Xưởng mộc chuyên về các dòng gỗ tự nhiên như gỗ gõ đỏ, gỗ lim Nam Phi, căm xe, gỗ óc chó (walnut)…. Một trong những lý do lớn là cửa gỗ lim Nam Phi là sản phẩm thường xuyên được nhiều khách hàng tìm đến và đặt hàng. Không những vậy, chúng tôi còn sản xuất cho rất nhiều dự án công trình lớn. Khi đến xưởng sản xuất cửa gỗ lim tại HCM của chúng tôi chắc chắn bạn sẽ có giá cửa lim tốt nhất. Kèm theo đó là sản phẩm chất lượng, dày dặn và nhiều mẫu cửa đẹp.
Cận cảnh thợ đang sản xuất cửa
Những cánh cửa đã được chúng tôi sản xuất xong và chờ bàn giao đến khách hàng
Để giúp bạn sở hữu sản phẩm cửa gỗ lim tự nhiên sử dụng bền, đẹp, chắc chắn. Hãy chọn cho mình đơn vị sản xuất cửa gỗ uy tín chất lượng như chúng tôi. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình về mọi thứ, chúng tôi sẵn sàng chỉ ra những ưu – nhược điểm của từng loại sản phẩm. Bạn hoàn toàn có thể tùy ý lựa chọn mẫu cửa phù hợp theo ý thích. Mọi ý tưởng của bạn sẽ được tái hiện bởi các nhà thiết kế của chúng tôi một cách hoàn hảo nhất. Sở hữu những sản phẩm gỗ tự nhiên với các tính năng tuyệt vời bằng cách gọi vào số 0932 12 15 19. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!